Thử ngay 5 thí nghiệm đơn giản về thực vật cho trẻ mầm non

Việc học tập về các loài thực vật không chỉ qua sách vở mà thông qua các thí nghiệm khoa học, trẻ sẽ phát huy tính tò mò, kích thích sự ham học hỏi để khám phá sự sống của thực vật xung quanh hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp hình thành cho trẻ kỹ năng thao tác, quan sát và suy đoán về các hiện tượng tự nhiên. Hãy cùng Theeastwing tìm hiểu các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non đơn giản và bổ ích nhé!

thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non
Tổng hợp các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích.

Rễ Và Ngọn Mọc Theo Hướng Nào

Chuẩn bị: 1 lọ thủy tinh, các hạt đậu xanh còn nguyên vỏ, 4 chiếc khăn giấy hoặc vải, nước.

Thực hiện:

  • Quấn khăn giấy hoặc vải đặt vào trong lọ thuỷ tinh sao cho các lớp khăn áp sát thành lọ. Nhờ bé cho vài hạt đậu xanh vào giữa lọ và khăn giấy rồi từ từ đổ nước vào lọ (mực nước chỉ nên cao khoảng 1-1,5cm).
  • Sau đó, bé sẽ đặt lọ ở phương thẳng đứng vào chỗ ấm, giữ cho mực nước ổn định trong vài ngày, đến khi rễ và mầm mọc ra thì cho trẻ quan sát hiện tượng.

Kết quả: Ngọn mầm mọc hướng lên phía trên, rễ mọc xuống phía dưới.

Sau đó, bạn nhờ bé để 1 lọ nằm ngang, sao cho ngọn và rễ hướng sang 2 bên. Hôm sau, cho bé quan sát và nhận xét về kết quả. 

Kết quả: ngọn mầm mọc hướng lên phía trên, rễ quay xuống phía dưới.

 

thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non 1
Dù đặt chậu thẳng đứng hay nằm nghiêng đều cho kết quả ngọn mọc lên trên và rễ mọc xuống dưới.

Bài học: Ngọn mầm mọc lên phía trên để lấy đủ không khí và ánh sáng. Còn rễ mọc hướng xuống dưới để hút nước cùng các chất dinh dưỡng có trong đất, rễ sẽ bám vào đất hoặc giá thể (trong thí nghiệm này là vải) để giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Kết luận: Dù hạt đậu được đặt ở vị trí nào thì sau khi nảy mầm, ngọn vẫn mọc lên phía trên, rễ vẫn đâm xuống phía dưới.

Cây Cần Gì Để Lớn Mạnh

Chuẩn bị: Hạt giống, nước, đất trồng cây, bốn chậu trồng cây nhỏ đánh số từ 1 đến 4 và giấy báo xé vụn.

Thực hiện:

  • Dán giấy có số thứ tự 1,2,3,4 và các chậu nhỏ và đặt các chậu lên bệ cửa sổ. Sau đó, đổ đất trồng vào các chậu 1,2,3; riêng chậu 4 không cho đất mà bỏ giấy báo vò nát hoặc xé vụn vào.
  • Cho hạt giống vào cả 4 chậu rồi tưới vài thìa nước (vừa đủ ẩm) vào lọ 2,3,4.
  • Lấy nắp hộp nhựa đậy kín lên chậu số 2.
  • Mỗi ngày, bạn nhờ trẻ tưới nước vào chậu 2,3,4. Chậu 2 tưới xong phải đậy nắp lại ngay.

Khi cô hoặc ba mẹ phát hiện thấy hiện tượng rõ nét, thì cho trẻ quan sát hiện tượng hàng tuần và khuyến khích trẻ phán đoán kết quả, ghi kết quả vào mô hình.

Kết quả:

  • Chậu 1: hạt giống không nảy mầm
  • Chậu 2: hạt giống nảy mầm, dài nhanh, nhưng cây gầy yếu, trắng nhợt, chết dần.
  • Chậu 3: hạt giống nảy mầm, cây lớn lên xanh đậm, khỏe mạnh, mập mạp.
  • Chậu 4: hạt giống nảy mầm nhưng cây yếu, chết dần.
thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non 2
Thí nghiệm Cây Cần Gì Để Lớn Cho Kết Quả rất thú vị.

Bài học:

  • Chậu 1: Tuy có đất, không khí, nhiệt độ bình thường nhưng hạt không có nước nên không thể nảy mầm, không mọc thành cây.
  • Chậu 2: Tuy có đất, nước, nhiệt độ bình thường nhưng cây quá thiếu ánh sáng vì đậy kín nên cây đỗ yếu ớt, nhợt nhạt.
  • Chậu 3: Có đủ đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nên cây phát triển xanh tươi, khỏe mạnh.
  • Chậu 4: Có đủ nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nhưng cây không có đất, giấy vụn dù có độ ẩm nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên cây yếu, chết nhanh.

Cây Cần Ánh Sáng

Chuẩn bị: 1 Cây xanh, 1 thùng giấy

Thực hiện:

Bạn và bé cùng cho cây vào 1 thùng giấy cao đã được đục lỗ, chia tầng theo các hướng khác nhau. Sau đó vài ngày, nhờ bé quan sát hiện tượng phát triển của cây và ghi chép kết quả lại.

Kết quả: Cây mọc vươn theo các khoảng trống đã đục lỗ trong thùng và hướng về phía ánh sáng.

thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non 3
Cây luôn mọc về hướng có ánh sáng.

Bài học: Dù hướng phát triển không phải là chiều thẳng đứng, cây đều cố gắng mọc vươn ra chỗ có ánh sáng.

Cây Có Thể Mọc Từ Đỉnh Củ Cà Rốt

Chuẩn bị: vài củ cà rốt, 1 khay đựng, dao cắt trái cây.

Thực hiện:

  • Dùng dao cắt bỏ phần thân cà rốt, chừa lại phần đầu khoảng 1,5cm.
  • Đặt các củ cà rốt đã cắt vào khay, mặt cắt sẽ ở phía dưới và rót nước vào ngập thân cà rốt.
  • Đặt khay ở nơi có ánh nắng mặt trời và cùng bé quan sát hiện tượng xảy ra sau vài ngày.

Kết quả: có các cây nhỏ mọc lên từ phần ngọn của cà rốt.

thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non 4
Thí nghiệm trên sẽ giúp bé học thêm kiến thức mới về sự sống của thực vật.

Bài học: Cây có thể mọc từ phần ngọn (hoặc lá) của các loại thực vật.

Lá Thở Như Thế Nào

Chuẩn bị: 1 cốc thủy tinh hoặc bát có chứa nước, lá cây và hòn đá nhỏ.

Thực hiện:

  • Bạn rót nước vào bát thủy tinh ( thủy tinh giúp các bé dễ quan sát hơn) và vặt 1 chiếc lá trên cành cây ( không nhặt lá đã bị rụng)
  • Đặt chiếc lá vào bát nước, dùng hòn đá nhỏ đè lên trên để lá chìm hoàn toàn dưới nước. Đặt bát thủy tinh ở ngoài trời hoặc nơi có ánh nắng mặt trời.
  • Chờ đợi vài giờ và cùng bé quan sát hiện tượng.

Kết quả: Trên bề mặt lá xuất hiện các bọt nước li ti.

thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non 5
Lá Thở Như Thế Nào là thí nghiệm về thực vật rất bổ ích cho trẻ mầm non.

Bài học: Thí nghiệm trên cho thấy quá trình quang hợp và thải oxy khỏi lá cây.

Bạn có thể xem thêm các thí nghiệm khoa học cho trẻ mầm non tại đây

Qua các thí nghiệm về thực vật cho trẻ mầm non trong bài viết trên, ba mẹ hoặc thầy cô có thể lựa chọn thí nghiệm phù hợp độ tuổi của bé. Chúc các bé sẽ thích thú việc học hỏi và thực hành thành công nhé!

Bài viết Thử ngay 5 thí nghiệm đơn giản về thực vật cho trẻ mầm non đã xuất hiện tại The East Wing



source https://theeastwing.net/thi-nghiem-ve-thuc-vat-cho-tre-mam-non/

Nhận xét