Cha mẹ nên dạy bé đánh vần sao cho hiệu quả?

Việc dạy đánh vần, học vần trước khi trẻ vào lớp 1 là điều được nhiều cha mẹ có con quan tâm. Có rất nhiều cách dạy con đánh vần khác nhau để cha mẹ tham khảo. Trong bài viết sau Theeastwing sẽ đưa ra những lưu ý cha mẹ cần biết khi lựa chọn cách dạy bé đánh vần!

Chữ cái và âm đọc chữ cái khác nhau như thế nào?

Khi dạy bé đánh vần tiếng Việt, nhiều cha mẹ vẫn còn nhầm lẫn giữa chữ cái và âm đọc chữ cái. 

Ví dụ như, chữ b có tên gọi là “bê”, nhưng âm đọc là “bờ”, chữ c có tên gọi là “xê” nhưng âm đọc là “cờ”. Đặc biệt, 3 chữ cái c, k, q đều có chung âm đọc là “cờ”.

Do đó, khi dạy bé tập đánh vần, cha mẹ hãy đọc kỹ sách giáo khoa để truyền tải đúng thông tin cho trẻ.

Ngữ âm và cấu tạo tiếng Việt có đặc điểm gì?

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, điều này ảnh hưởng đến việc chọn nội dung và cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần.

Đặc điểm về ngữ âm

Hầu hết các tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa, do đó, tiếng được chọn làm đơn vị để dạy bé đánh vần và viết. Với cách dạy trẻ đánh vần này, khi học chữ cái tiếng Việt, trẻ sẽ được tiếp cận với các tiếng tối giản – thành phần cấu tạo nên từ đơn và từ phức trong tiếng Việt. Nhờ đó, dù vốn tiếng của trẻ ít nhưng các em có thể biết được nhiều từ khác nhau.

cách dạy con đánh vần
Trẻ có thể biết nhiều từ từ các tiếng đơn giản

Đặc điểm về cấu tạo

Âm tiết tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố được kết hợp với mức độ lỏng chặt khác nhau: phụ âm đầu, vần và thành kết hợp lỏng; các bộ phận trong vần kết hợp chặt. Vần có vai trò rất trọng trong âm tiết. Nó chính là cơ sở của việc đánh vần, sau đó ghép âm đầu và thanh điệu để tạo thành tiếng.

Cách dạy học sinh lớp 1 đánh vần theo từng tiếng

Khi dạy bé đánh vần, cha mẹ cần phải lưu ý trong cấu tạo của tiếng gồm có 3 thành phần: âm đầu – vần – thanh. Có tiếng không có âm đầu nhưng bắt buộc phải có vần – thanh.

cách dạy trẻ đánh vần
Học đánh vần giúp trẻ biết đọc sớm

Sau đâu là ví dụ cách đánh vần của một số từ hay gặp:

Ví dụ 1. Tiếng ăn có vần “ăn” và thanh ngang, không có âm đầu. Đánh vần: ă – nờ – ăn.

Ví dụ 2. Tiếng én có vần “en” và thanh sắc, không có âm đầu. Đánh vần: e – nờ – en – sắc – én.

Ví dụ 3. Tiếng bùn có âm đầu là “b”, có vần “un” và thanh huyền. Đánh vần: bờ – un – bun – huyền – bùn.

Ví dụ 4. Tiếng riêu có âm đầu là “r”, có vần “iêu”. Đánh vần “iêu” là iêu – ia – u – iêu. Đánh vần “riêu” là: “r – iêu – riêu”.

Trong trường hợp vần đầy đủ có âm đệm, âm chính và âm cuối thì dạy bé đánh vần theo ví dụ sau:

Ví dụ 5. Tiếng chuồng có âm đầu là “ch”, có vần “uông” và thanh huyền. Vần “uông” có âm đệm là “u”, âm chính là “ô”, âm cuối là “ng”. Đánh vần “uông” là: uông – ua  – ng – uông. Đánh vần “chuồng” là: chờ – uông – chuông – huyền – chuồng.

Ví dụ 7. Tiếng óng, không có âm đầu, vần là “ong” và thanh sắc. Đánh vần vần”ong”: o – ngờ – ong. Đánh vần tiếng “óng”: ong – sắc – óng.

Ví dụ 8. Tiếng nguội có âm đầu là “ng”, có vần “uôi” và thanh nặng. Vần “uôi” có âm chính “uô” và âm cuối là “i”. Đánh vần tiếng nguôi: ngờ – uôi – nguôi – nặng – nguội. 

Ví dụ 9. Với từ có 2 tiếng “cái bàn”, ta đánh vần từng tiếng: cờ – ai – cai – sắc – cái – bờ – an – ban – huyền – bàn.

Với cách dạy bé đánh vần ở trên, các cha mẹ có yên tâm hướng dẫn bé tập đánh vần các tiếng theo nội dung trong sách giáo khoa cải cách giáo dục. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bậc phụ huynh tìm được cách dạy trẻ biết đọc sớm và chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong học tập.

Bài viết Cha mẹ nên dạy bé đánh vần sao cho hiệu quả? đã xuất hiện tại The East Wing



source https://theeastwing.net/day-be-danh-van/

Nhận xét