Hướng dẫn giáo dục giới tính cho trẻ mầm non dưới 6 tuổi

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là điều bất cứ cha mẹ nào cũng nên thực hiện bởi hiện nay, tình trạng trẻ bị xâm hại ngày càng tăng. Chỉ có chuẩn bị cho trẻ sự hiểu biết mới là cách tốt nhất để các con tự bảo vệ mình.

Tìm hiểu những giai đoạn phát triển tâm lý tình dục của trẻ mầm non

Độ tuổi mầm non trải dài từ lúc sinh ra đến khoảng 6 tuổi. Giai đoạn này thường được phân chia thành 3 nhóm nhỏ tương ứng với sự phát triển thể chất và khu vực mang đến trẻ sự thích thú khác nhau.

Từ lúc trẻ chào đời đến 18 tháng tuổi

Trẻ thích bú, cắn, mút ở giai đoạn đầu đời này. Bé khám phá mọi thứ bằng việc đưa vào miệng như mút tay, ngậm đồ chơi. Vì vậy, cha mẹ không đưa trẻ những vẫn quá nhỏ hoặc những vật có thể làm tổn thương phần vòm miệng của trẻ.

giao duc gioi tính cho tre mam non 2
Cha mẹ nên đều đặn vệ sinh các đồ chơi của trẻ để đảm bảo an toàn cho bé khi ngậm vào

Giai đoạn trẻ từ 18 tháng đến 3-4 tuổi

Ở giai đoạn này, khu vực nhạy cảm của trẻ lại là hậu môn. Trẻ thích thú với việc đi vệ sinh và có thể dành từ 20 đến 30 phút cho mỗi lần đi đại tiện. Ngoài ra, trẻ cũng thích ngồi bệt xuống đất và lê la khắp nơi. Vì vậy phụ huynh chú ý đừng để con không mặc quần nhé.

Giai đoạn bé từ 3 đến 6 tuổi

Trẻ bắt đầu phát hiện ra sự khác nhau giữa bé trai và bé gái. Các con cũng có xu hướng đụng chạm vào vùng kín của mình. Để hạn chế trẻ sờ mó, cha mẹ hãy cho trẻ mặc quần áo kín đáo đồng thời cha mẹ cũng phải làm gương, tránh ăn mặc không kín đáo hoặc để trẻ bắt gặp những tình huống nhạy cảm.

Đây cũng là giai đoạn trẻ nhận thức về bản thân và giới tính của mình. Các con có nhu cầu khẳng định cái tôi rất cao, luôn muốn mọi việc diễn ra theo ý mình, luôn muốn mình là nhất

Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân như thế nào?

Vệ sinh hệ sinh dục

Hãy dạy trẻ cần phải vệ sinh vùng kín ngay sau khi đi vệ sinh: không dùng các loại xà bông hoặc chất tẩy rửa, không được dùng vòi sen xối thẳng vào vùng kín mà chỉ nên dội nhẹ nhàng trong quá trình rửa. Trước và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay thật sạch với xà phòng.

Giáo dục trẻ thói quen không tùy tiện nghịch hoặc nhét các đồ vật vào bộ phận sinh dục

Trẻ luôn muốn khám phá cơ thể mình bằng nhiều cách, trong đó không ít trẻ có xu hướng nhét đồ vật vào vùng kín. Các bé không nhận thức được điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mà chỉ muốn thỏa mãn sự tò mò. Do đó, cha mẹ cần phải quan sát trong lúc trẻ vui đùa và dặn dò trẻ tuyệt đối không làm như thế.

giao duc gioi tính cho tre mam non 1
Lúc tắm là cơ hội tốt để cha mẹ dạy trẻ gọi tên các bộ phận trên cơ thể

Tập thói quen mặc đồ lót cho trẻ

Mặc đồ lót đồng nghĩa với việc dạy trẻ biết yêu thương và chăm sóc cơ thể vì vậy cha mẹ hãy tập cho  bé thói quen này từ sớm. 2-3 tuổi là độ tuổi phù hợp để bắt đầu. Không chỉ với bé gái, quần lót giúp cả những bé trai giữ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ về sau.

Cha mẹ nên làm gì khi giáo dục giới tính cho trẻ mầm non

Không phải đợi đến khi trẻ lớn mới bắt đầu

Theo Cory Silverberg – nhà giáo dục đồng thời cũng là tác giả cả nhiều quyển sách về giới dục giới tính trẻ em như What Makes A Baby, Sex Is A Funny Word, sự hiểu biết của trẻ cần đảm bảo theo độ tuổi để con có thể tự bảo vệ được chính mình:

  • Dưới 2 tuổi, trẻ cần biết tên gọi chính xác của các bộ phận sinh dục, đâu là địa điểm thích hợp để chạm vào các vùng riêng tư;
  • Nhóm tuổi từ 2 – 5, trẻ cần được biết cách làm thế nào để tạo ra trẻ sơ sinh, khi nào được phép chạm vào người khác và ngược lại;
  • Nhóm tuổi từ 6 – 8 tuổi phù hợp với việc nhận biết những thay đổi của cơ thể khi dậy thì, dấu hiệu nào là bình thường, dấu hiệu nào đáng lo ngại.
  • Độ tuổi 9 – 11 là giai đoạn các con cần hiểu biết về tình dục và cách để hoạt động tình dục an toàn.

Trung thực và tương tác hai chiều cần được đề cao

Nhiều phụ huynh luôn e ngại hoặc tránh dùng đúng tên của các bộ phận sinh dục để khi nói chuyện với con. Tuy vậy, điều này sẽ khiến trẻ không thể hiểu chính xác về cơ thể mình, đồng thời trong trường hợp bị lạm dụng, trẻ cũng không thể thuật lại rõ ràng với cha mẹ hay người thân.

Khi trẻ đặt những câu hỏi liên quan đến giới tính, cha mẹ hãy trả lời trung thực và đúng đắn. Phụ huynh có thể đơn giản hóa câu trả lời để các con dễ hiểu nhưng tuyệt đối không để trẻ hiểu sai.

Ngay cả khi trẻ không hỏi, hãy chủ động lựa những hoàn cảnh phù hợp để đặt các câu hỏi, đảm bảo trẻ đang hiểu đúng. Ví dụ trong lúc tắm hay thay đồ, cha mẹ có thể hỏi về những bộ phận trên cơ thể gọi là gì,…

giao duc gioi tính cho tre mam non 3
Trao đổi thẳng thắn và cởi mở sẽ là bí quyết giúp cha mẹ giáo dục giới tính cho trẻ thành công

Sự cởi mở trong chia sẻ là yếu tố then chốt

Trẻ không dám nói lên sự thật chỉ càng làm cho tình trạng trẻ bị lạm dụng kéo dài hơn trước khi bị phát hiện hoặc đôi khi chẳng bao giờ được phát hiện. Làm sao các con dám nói với cha mẹ khi trước đó chưa bao giờ nói về vấn đề này, hoặc cha mẹ luôn tỏ ra đây là điều gì đó nhạy cảm, cần lảng tránh. Sự cởi mở của cha mẹ mang đến trẻ cảm giác an toàn, các em sẽ chủ động chia sẻ khi biết rằng có thể tìm được sự lắng nghe, đồng cảm từ cha mẹ.

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non không còn là câu chuyện lạ lẫm nữa. Thông qua những cách trên đây, cha mẹ hãy trang bị cho trẻ sự hiểu biết để con có thể tự bảo vệ mình hoặc con có thể tố cáo rõ ràng, rành mạch.

 

 

Bài viết Hướng dẫn giáo dục giới tính cho trẻ mầm non dưới 6 tuổi đã xuất hiện tại The East Wing



source https://theeastwing.net/giao-duc-gioi-tinh-cho-tre-mam-non/

Nhận xét